Tổng quan về hàng hóa phái sinh

25/11/2022

Hàng Hóa Phái Sinh (HHPS) hiện đang dần trở thành một kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn trên thị trường tài chính và thu hút nhiều Nhà Đầu Tư tham gia vào thị trường này. Đặc biệt là ở Việt Nam

Phái sinh Hàng hóa đã tồn tại lâu đời trên thế giới này nhưng tới ngày 17/08/2018 Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam mới chính thức vận hành thị trường Giao dịch Hàng hóa Phái sinh Việt Nam.

Đơn giản hàng hóa phái sinh chính là Sản phẩm Hàng hóa – những sản phẩm thô và có thể được chế biến thành một sản phẩm mới khác biệt so với ban đầu. Ví dụ về các loại sản phẩm hàng hóa gồm nông sản như: ngô, lúa mì, đậu tương..,sản phẩm hàng hóa về nguyên liệu công nghiệp như: cao su, ca cao, cà phê,..

Các mặt hàng được giao dịch tại Việt Nam được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm lại có các mã hàng hóa như danh sách sau:

  • Nhóm nông sản: Lúa mì, ngô, dầu đậu tương, đậu tương, gạo
  • Nhóm nguyên liệu công nghiệp: Cao su, ca cao, dầu cọ thô, cà phê Robusta, bông, đường trắng, cà phê Arabica, 
  • Nhóm năng lượng: Dầu thô Brent, khí tự nhiên, Dầu thô WTI, xăng pha chế, dầu ít lưu huỳnh 
  • Nhóm kim loại: Thiếc LME, quặng sắt, Niken LME, nhôm, kẽm, đồng, chì, bạch kim, bạc

Trong đó ngành hàng nông sản là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Các giao dịch hàng hóa tương lai được thực hiện trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như LIFFE, LME (London), NYBOT, NYMEX CME (New York), TOCOM (Tokyo)…

Công ty cổ phần đầu tư FSC Markets sẽ làm trung gian môi giới để đưa nhu cầu và lệnh của khách hàng vào giao dịch tới các sàn giao dịch quốc tế thông qua Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam.

Đồng thời những yếu tố quy định về khối lượng hàng hóa, mức giá, thời điểm đến hạn,cách đánh giá chất lượng… sẽ được quy định rõ ràng tại các sở giao dịch hàng hóa quốc tế. Nên việc đem lại cảm giác minh bạch và an toàn cho các nhà đầu tư để giao dịch được thực hiện trên thị trường hàng hóa phái sinh cần thông qua Hợp Đồng giữa người mua và người bán:

Các loại hợp đồng để giao dịch hàng hóa phái sinh bao gồm

  • Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): là loại hợp động sẽ đáo hạn trong thời hạn đã định trước trong tương lai ví dụ ở cà phê là các kỳ hạn tháng 3 ,5, 7, 9,11,1
  • Hợp đồng tương lai (futures): hợp đồng định trước mua bán sẽ giao dịch trong 1 điểm nào đó trong tương lai.
  • Hợp đồng quyền chọn (options): là hợp đồng giúp người mua và bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhận định hay nhu cầu của nhà đầu tư.
  • Hợp đồng hoán đổi (commodity swap): thường được sử dụng để trao đổi một loại hàng hóa này với một loại hàng hóa khác.

Và thị trường hàng hóa phái sinh dần dần phát triển ra đa dạng các công cụ trợ giúp cho nhà đầu tư, nông dân và doanh nghiệp có công cụ hiểu quả để phòng ngừa rủi ro đồng thời có thể tìm kiếm lợi nhuận cho mình.

Tại sao các Nhà đầu tư chọn đầu tư vào Hàng Hóa Phái Sinh?

Dĩ nhiên đầu tư hàng hóa phái sinh vẫn là lợi nhuận từ sự chênh lệch giá hàng hóa, mua bán hai chiều chỉ cần vốn đầu tư thấp ví dụ lúc khởi điểm ban đầu chỉ từ 20-30 triệu trong thời gian ngắn lợi nhuận có thể lên tới 100 triệu và hơn thế khi thị trường biến động còn có mức lời cao hơn

Ngược lại để hạn chế rủi ro thua lỗ bạn có thể sử dụng phương pháp chặn lỗ một cách dễ dàng để bảo toàn số vốn và để làm được điều đó thì bạn cần trau dồi kiến thức về lĩnh vực này. Công ty cổ phần đầu tư FSC Markets luôn có đội ngũ chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ cũng như luôn sẵn sànghỗ trợ các Nhà Đầu Tư trong mọi trường hợp.

  • Mua bán trong phiên – Không phải trả phí vay
  • Được Bộ Công Thương cấp phép
  • Sử dụng phần mềm giao dịch của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam liên thông với các sở giao dịch hàng hóa quốc tế
  • Rõ ràng – Minh bạch – An toàn –  Công bằng cho Nhà Đầu Tư

Ngoài ra, hàng hóa phái sinh giúp người nông dân làm chủ được giá bán sản phẩm với giá cao và hoạch định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.

Hàng hóa phái sinh cũng là công cụ giúp cho các doanh nghiệp mua bán hàng hóa có thể cân bằng đối ứng trạng thái mua một số lượng lớn hàng hóa bằng 1 lệnh bán tương ứng lại để yên tâm mua bán trao đổi hàng hóa mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trương lên xuống nhằm phòng ngừa rủi ro

Có thể thấy tiềm năng của kênh đầu tư này chỉ cần Nhà Đầu Tư chịu tìm hiểu và có vài kiến thức đơn giản là có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ từ kênh đầu tư này.

Điều gì ảnh hưởng đến giá của các hàng hóa?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá của hàng hóa, một trong số yếu tố quan trọng đó là:

  • Yếu tố cung cầu

Cung cầu ở đây chúng ta có thể hiểu là sức mua và sức bán của một mặt hàng nào đó đang được giao dịch. Nếu lượng cung lớn hơn lượng cầu thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng giảm giá, và ngược lại nếu lượng cầu lớn hơn lượng cung thì giá cả hàng hóa đó sẽ có xu hướng tăng.

  • Giá trị của đồng Đô la

Vì gần như toàn bộ hàng hóa đều được giao dịch bằng đồng Đô la Mỹ nên biến động của tỷ giá USD sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới giá giao dịch của hàng hóa.

  • Thiên tai

Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bão lụt, hạn hán, sóng thần và động đất cũng là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến giá cả của hàng hóa.

  • Các sự kiện chính trị

Các lực lượng địa chính trị có tác động trực tiếp tới ngành hàng hóa, mà tác động này có thể được coi là rủi ro lẫn cơ hội. Những sự kiện bất ổn về chính trị, chiến tranh, ngoại giao quốc tế, chia rẽ dân sự và biến động tỷ giá có thể làm gia tăng đáng kể biến động giá trên thị trường hàng hóa.

Lợi thế của việc giao dịch hàng hóa

  • Tính thanh khoản cao (mua bán ngay lặp tức, giao dịch với thị trường thế giới).
  • Đầu tư đa dạng các loại mặt hàng với 4 nhóm sản phẩm chính: nông sản, kim loại, năng lượng và nguyên liệu công nghiệp, và hơn 30 mặt hàng khác nhau.
  • Tính minh bạch cao do đây là yêu cầu khi phải liên thông với các sàn giao dịch quốc tế
  • Ký quỹ thấp, mức đòn bẩy cao. Từ đó dẫn đến yêu cầu vốn tham gia không cao.
  • Không bị chi phí lãi vay khi dùng đòn bẩy.
  • Khớp lệnh liên tục và ngay lập tức (T + 0)
  • Giao dịch liên tục, không mất phí qua đêm, có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi, thời gian giao dịch đa dạng
  • Phần mềm giao dịch hiện đại của Mỹ

Các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới

1. Sàn XTB

Sàn được thành lập từ năm 2002  và hoạt động trên thị trường tài chính hơn 18 năm.

Sàn XTB được cấp phép bởi những cơ quan quản lý tài chính lớn nhất thế giới là: FAC (Anh), KNF (Ba Lan), IFSC (Belize), CySEC (Síp).

Sàn XTB được xem là một trong những sàn ngoại hối uy tín quốc tế bật nhất được công đồng nhà đầu tư đánh giá cao, hiện nay lợi thế của sàn là cung cấp đòn bẩy cho các giao dịch hàng hóa tối đa là 1: 333.3.

XTB là sàn giao dịch nổi bật trên thị trường với các sản phẩm hàng hóa phái sinh, sản phẩm chính của XTB chủ yếu là forex bên cạnh đó thì sàn còn cung cấp hơn 23 loại sản phẩm hàng hóa khác như: Cacao ( Cocao), Cà phê ( coffee), bắp ( Corn), vàng ( gold)…

2. Sàn XM

Sàn giao dịch XM  là thương hiệu của Trading point of financial instruments Ltd, được thành lập vào năm 2009 và được quản lý bởi Uỷ ban Giao dịch Chứng khoán Đảo Síp (CYSEC 120/10).

Sàn được cấp phép bởi các tổ chức tài chính thế giới như Ủy ban dịch vụ Tài chính Quốc tế ( IFSC), Trading Point of Financial Instruments Limited, Ủy ban chứng khoán và hối đoái Síp ( CySEC).

Sàn XM được đánh giá là sàn giao dịch uy tín, các loại tài khoản Forex của XM không mất phí hoa hồng và phí ẩn đi kèm nên được nhiều trader chọn lựa.

Sàn XM hiện nay khá nổi tiếng trên thế giới và trader trong nước, cung cấp nền tảng giao dịch forex và chứng khoán là chính, bên cạnh đó, XM còn cung cấp các sản phẩm hàng hóa dưới dạng hợp đồng tương lai như cacao, bắp, đường, cà phê hoặc năng lượng, kim loại quý…

3. Sàn FXTM

Sàn bắt đầu hoạt động từ năm 2011 với hệ thống giao dịch phủ sóng toàn thế giới, tiếp cận hơn 150 quốc gia với các giao dịch tài chính.

Sàn được cấp phép bởi các đơn vị, tổ chức hàng đầu thế giới, đảm bảo có sự uy tín và độ tin cậy cao bởi: CySEC (Síp), FSCA (Nam Phi), Cơ quan Quản lý Tài chính của Vương quốc Anh, Ủy ban Dịch vụ tài chính của Cộng hòa Mauritius.

Sàn FXTM được đánh giá là sàn uy tín và được xếp hạng vào sàn forex có đòn bẩy cao nhất hiện nay, với tỉ lệ tối đa lên đến 1:2000. Các trader có thể yên tâm giao dịch tại FXTM.

Sàn hiện nay cung cấp các sản phẩm ngoại hối là chủ yếu, ngoài ra các sản phẩm giao dịch hàng hóa cũng được niêm yết trên sàn dưới dạng hợp đồng tương lai, ít rủi ro và tiềm năng. Giúp mọi người dễ dàng tiếp cận thị trường hàng hóa đa dạng, với mức yêu cầu ký quỹ thấp. Các loại hàng hóa tiềm năng như: dầu thô Mỹ, khí thiên nhiên Mỹ, các kim loại quý, dầu Brent Anh

4. Sàn Etoro

Sàn Etoro là cái tên không thể không nhắc đến trên thị trường giao dịch hàng hóa thô, sàn chính thức hoạt động từ năm 2005, phát triển với mạng lưới giao dịch trên toàn thế giới và khá an toàn.

Sàn Etoro được cấp phép bởi CySEC (Síp), FSAS, GCA, ASIC,…

Về độ uy tín thì mọi người có thể yên tâm bởi sàn được các trader đánh giá cao và được giám sát dưới hoạt động bởi các đơn vị tổ chức hàng đầu trên thế giới như CYSEC, FSAS, GCA, ASIC…

Sàn cung cấp đa dạng hàng hóa danh mục đầu tư như forex, chứng khoán, dầu thô, năng lượng, vàng, bạc, bạch kim hoặc nông sản như ngô, cà phê, đường…

5. Sàn NYMEX

Sàn NYMEX

Là một trong những sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất thế giới hiện nay, với tên gọi New York Mercantile Exchange – NYMEX, được thành lập năm 1872 đến nay đã có vị thế trên thương trường nên mọi người hoàn toàn có thể yên tâm khi giao dịch.

NYMEX được cấp phép bởi ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (Commodity Futures Trading Commission) một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ.

Sàn NYMEX là sàn được thành lập lâu đời, uy tín và có tầm ảnh hưởng đến các giao dịch hàng hóa trên toàn cầu.

Mỗi ngày sàn đều có khối lượng giao dịch lớn tập trung chủ yếu là các kim loại quý và năng lượng. Các mặt hàng năng lượng được giao dịch thông qua Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam là: dầu thô WTI, xăng RBOB,  khí tự nhiên, dầu thô WTI mini đều được niêm yết trên sàn NYMEX. Xét về thời gian hoạt động trên thị trường tài chính, có thể đánh giá sàn an toàn và uy tín, nên mọi người có thể cân nhắc.

6. Sàn CBOT

Sàn CBOT

CBOT là tên viết tắt của The Chicago Board of Trade, được thành lập từ năm 1848.

Sàn CBOT là một sàn giao dịch hàng hóa thuộc Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group)

Xét về thời gian hoạt động trên thị trường tài chính, có thể đánh giá sàn an toàn và uy tín. Nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư hàng hóa quốc tế lâu dài, thì sàn chính là lựa chọn thích hợp với các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.

Sàn CBOT cung cấp các loại hàng hóa chủ yếu như: nông sản (lúa mì, ngô, cà phê,…), năng lượng, trái phiếu, kim loại quý. Sàn giao dịch tập trung các loại nông sản hàng đầu thế giới hiện nay.

Đối tượng khách hàng

Các Nhà Đầu Tư tìm kiếm cơ hội dựa vào sự chênh lệch giá để tìm kiếm lợi nhuận

Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hoặc thu mua, chế biến phục vụ xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp, người nông dân có mong muốn mua và bán được giá tốt nhất trên thị trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.